Có một kiểu gia đình hạnh phúc



Có một kiểu gia đình hạnh phúc, gọi là gia đình mà không một ai bên ngoài biết đến sự tan nát của họ. Hầu hết các thể loại gia đình Việt Nam hiện tại đều thuộc nhóm này. Đồng thời, khi tôi tra vấn tiếp, hầu hết các gia đình này đều thừa nhận: "Hạnh phúc hay không không quan trọng! Quan trọng là không để người ngoài nghe được tiếng xấu".


Phụ nữ trước tiên là nguồn cơn cho điều này. Họ cố tỏ ra cam chịu, đáng thương, và đau khổ, trong khi luôn phản ứng tiêu cực trước tất cả mọi sự, làm nghiêm trọng hoá mọi vấn đề, từ một cái nhăn mặt từ sáu tháng trước, đến một câu mắng vô thưởng vô phạt vào tối hôm sau. Họ không thừa nhận tất cả mọi hình thức mà họ cho là vô tâm, tin rằng những thứ đó đều là chỉ trích nhắm vào mình vì bản thân hơn lười biếng, trong khi thực tế không phải vậy. Họ cố gắng không chấp nhận mọi lý lẽ, hoàn toàn phủ định mọi chuyện hiển nhiên có thể chứng minh là "không có gì nghiêm trọng và không hướng vào họ", sau đó tự khẳng định rằng mình ngu ngốc để khước từ những lời giải thích. Cuối cùng, họ tạo ra #metoo biến dị và các phong trào nữ quyền mới (chứ không phải nữ quyền truyền thống - thứ nữ quyền tốt đẹp duy nhất trên thế giới). Kết quả là, họ huênh hoang rằng tất cả mọi thứ đều là lỗi của mình, cốt để cho người khác hiểu rằng họ mới là chính nghĩa.


Lỗi thứ hai thuộc về đàn ông. Chín mươi bảy phẩy sáu mươi ba phần trăm đàn ông trên thế giới đều thuộc vào nhóm xem mọi chuyện thông thường đều nhẹ nhàng đơn giản. Dân gian nói: "Đàn ông nông cạn biển khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu" chính là ở chỗ này. Trong khi đàn bà luôn nghiêm trọng hoá mọi sự, thì đàn ông, ngược lại, lại xem thường quá nhiều thứ.

Tôi thường trò chuyện với nhiều người, một vài trong số đó là đàn ông đã từng trải qua ít nhất vài cuộc tan vỡ (về tình yêu, hoặc về nguyên nhân). Nhóm này đều thừa nhận, họ không thể nào hiểu nổi rằng tại sao người đàn bà của họ có thể chi ly, vụn vặt, nhỏ nhen, ích kỷ, luôn trầm trọng hoá những điều bình thường đến như vậy. Nhưng thực tế, bản thân họ lại không thể nào chịu chấp nhận rằng, mình luôn cư xử với người phụ nữ của mình bằng thái độ gần như cay nghiệt, hung bạo, và độc đoán. Tất nhiên đa số đàn ông khi đọc đến đoạn này đều không đồng tình. Nhưng nếu họ chịu dừng lại hỏi, thì sẽ sớm biết rằng, người phụ nữ của họ đã nghe điều mà hơn "nói bình thường" thành lời miệt thị chua cay. Và điều đó, làm bản thân đàn ông mệt mỏi. Mệt mỏi vì chợt hiểu rằng bất cứ lời nói nào của mình cùng có thể bị hiểu thành mắng nhiệt (dù không phải thế). Mệt mỏi vì phải suy nghĩ quá nhiều chỉ để thực hiện bất cứ một hành động bình thường nào.


Lỗi thứ ba thuộc về tất cả.

Con người ở cái đất nước này, bao nhiêu năm qua, đã học được một thói quen ngu muội xấu xí kinh tởm là luôn cố gắng tỏ ra là tuyệt vời, thay vì thực sự tuyệt vời.

Trên blog và Fanpage cá nhân của mình, gần như mỗi ngày tôi đều phải tư vấn cho những con người kỳ lạ nhưng lại quen thuộc đến mức có thể đại diện cho đa số con người trong xã hội là, họ cần tôi chia sẻ cách để tỏ ra hài hước, cách để tỏ ra thông minh, cách để tỏ ra thật lịch lãm, sang trọng, hoặc hút gái, hoặc đại loại thế. Trong khi đó, không một ai trong số họ hỏi tôi xem làm thế nào để bản thân tốt lên, lịch lãm hơn, hoặc sáng suốt hơn. Không một ai.

Có người sẽ hỏi, chúng khác nhau gì.

Nó cũng giống như một khúc gỗ rỗng, và một khối gỗ đặc, cũng giống như một cỗ xe bóng loáng dát vàng, nhưng không có động cơ, và một chiếc xe khác giống như vậy, nhưng có động cơ, hoặc giống như iPhone và một chiết iPhone chạy Android.

Chính vì điều này, thay vì giải quyết triệt để vấn đề từ căn cơ, người ta luôn đi tìm các phương án khác nhau để khiến vấn đề bị đẩy chìm xuống. Nếu người ta không thấy nó, nó không tồn tại.

Nhưng tất cả chúng ta đều biết, ban ngày không nhìn thấy sao không có nghĩa là trên trời không có sao.


Vậy nên quay lại mối quan hệ gia đình. Khi nó nảy sinh vấn đề, như các hiểu lầm giữa đàn ông và đàn bà ở phía trên chẳng hạn, hoặc một bài chuyện cãi vã, hoặc khó chịu vì nhau, người ta không cố giải quyết mọi thứ, họ không có nhu cầu tìm hiểu nhau, tìm hiểu về cái sai, hay giải quyết chúng, họ đơn giản là lơ nó đi. Không ai nói, thì không ai biết. Không ai biết, thì không tồn tại.

Nếu một ngày nọ, bạn căm ghét người cha của mình, trong khi người mẹ hoàn toàn không xem bạn là con, hoặc vợ chồng chán ngán không muốn nhìn thấy nhau (tất nhiên ban đầu mọi sự không như vậy, nhưng nó dần dần trở thành như vậy, bởi vì hiểu lầm không bao giờ được giải quyết suốt hàng thập kỷ), thế mà tất cả mọi người đều giả vờ mỉm cười với nhau, thì đó là địa ngục.

Bạn không còn muốn trở về theo đúng nghĩa đen, trừ một lý do gì đó. Bạn thà phải đi du lịch khắp thế gian với túi tiền không đồng, cười nói ầm ĩ với những con người xa lạ còn hơn phải nhìn thấy ai đó trong "gia đình hạnh phúc" của bạn. Tuyệt vời! Hẳn là bạn đã có một cuộc sống trọn vẹn.

Bởi vì ít nhất, bạn chỉ chối bỏ (dù bề ngoài vẫn tỏ ra yêu thương) gia đình của mình, chứ không phải cả thế giới!

Thật buồn khi phải sống một cuộc sống không dành cho mình, thứ cuộc sống mà bản thân bạn không có nơi nào để thuộc về, không có nơi nào bạn không phải đeo mặt nạ. Đeo nhiều đến mức, bạn còn tưởng mình không có gì ngoài những chiếc mặt nạ.

Chiếc mặt nạ mang tên: "Nơi thiên đường, tuy nghèo, nhưng bình yên và hạnh phúc nhất thế giới"

Đăng nhận xét

0 Nhận xét