Xã hội cần gì ở lực lượng Bảo an không thể Bảo an?

Tóm tắt sự vụ thì chỉ có mấy chữ thôi: 1 nam thanh niên đè lên người bạn gái giữa đường phố, luôn tiện đâm vài nhát bằng dao (thay vì bằng thứ khác) trước sự chứng kiến - giám sát của anh Cảnh sát (Giao thông) đứng cách đó khoảng 4m, và bà con cô bác anh chị tương đối đông đúc cách đó không xa. Khi cô gái bị đâm, ban đầu cảnh sát đứng giám thị xem chàng trao đâm có đúng tư thế không, có vi phạm luật giao thông đường bộ không, sau đó khá yên tâm rằng cô gái sẽ chết đúng theo thủ tục, anh Cảnh sát bèn giả vờ nghe điện thoại rồi quay đi. Quả thực là một cảnh tượng tươi đẹp văn minh không gì sánh được.


Ban đầu đọc tin này thì tôi có đôi chút không quan tâm. Không phải vì chuyện này không ghê tởm, mà là vì đã từ lâu ở cái đất nước này, chuyện đó đã không còn xa lạ.

Thời còn bé, mỗi lần coi phim Kim Dung, thấy cảnh nhân vật đau đớn cùng cực vì người thân chết trước mặt mình, hoặc khóc lóc van nài những người xung quanh cứu giúp, cuối cùng chỉ để lại những ánh nhìn vô cảm lạnh lùng; tôi lại nghĩ, chà, hẳn những thứ đó chỉ là ở trong phim thôi. Vì ít nhất ở cạnh nhà, mỗi lần có ai ngã xe ngoài lộ, hay đánh nhau trong xóm, thì bao giờ cũng có cả tá người nhảy ra cứu giúp hoặc can ngăn...

Nhưng từ lâu, chuyện đó đã không còn đúng nữa.

Khi kẻ trộm vào nhà, đánh đuổi gọi là "cố ý gây thương tích", chống trả khi bị dí đao đe doạ thì gọi là "cố ý giết người", chồng bị giết trước mắt, bản thân tự vệ thì gọi là "không xác định tự vệ hay giết người"; khi lên phường làm việc rồi chết thì gọi là "tự vẫn vì xấu hổ"; khi bị Cảnh sát đánh bằng dùi cui thì gọi là "ngã vào dùi cui"... thì bản thân được sống như một con người (và không chịu cảnh tù tội) đã là một diễm phúc, còn cần gì đến chuyện bao đồng để tự rước hoạ vào thân?

Huống chi, kẻ thủ ác bao giờ chẳng trở thành "người bị hại" khi mà hành động giết người của hắn được sự giám thị chặt chẽ của cảnh sát? Nên nhớ, cảnh sát giao thông chỉ bắt bạn nếu bạn vi phạm. Tay cảnh sát kia không bắt người, nghĩa là anh ta không phạm luật.

Bạn còn nhớ cái lần rẽ phải qua góc ngả tư vắng hoe, lỡ tắt đèn xi nhan hơi sớm trước khi đi qua trạm gác giao thông, để rồi bị đóng phạt 200 nghìn dấm dúi như đi chơi đĩ của bạn hay không?

À, ý tôi là chuyện bị phạt của bạn, không phải chuyện chơi đĩ.

Luận ngữ viết: "Có tội không trị thì khắp quốc gia chỉ toàn kẻ ác, có công mà không thưởng, khắp đất nước không còn người tốt."


Quả thật, xem báo đài cũng không thiếu cảnh người tốt bị hại. Giúp người xong bị chính kẻ thủ ác báo thù đã đành, có khi lại lâm vào cảnh tù tội với vài lời biện hộ kiểu như: "Đó là chức trách của cảnh sát, nhúng tay vào giúp thì cảm ơn, nhưng nhất định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

Khắp nơi trên thế giới, thậm chí ở chính đất nước này thời xa xưa, chính quyền luôn bảo vệ anh hùng. Thậm chí, nếu bạn có công cứu người, chính quyền sẽ bảo vệ bạn khỏi cừu thù.

Ấy là tôi so sánh chơi vậy thôi.

Báo chí ở Việt Nam có rất nhiều dạng, nhưng cái dạng gọi là chấp nhận sự thật đúng như nó vốn có thì tìm mòn mắt chẳng thấy. Đúng là thờ ơ với kẻ ác còn kinh khủng hơn làm việc ác. Nhưng cũng không có lý do gì để trách "kẻ lương thiện thờ ơ" khi mà bản thân không bao giờ thèm đếm xỉa đến thực tế cuộc sống. Giống như kẻ sĩ thời mạt quốc, đọc dăm ba cuốn sách Nho lại tưởng rằng mình có thể kinh bang tế thế, rồi lại luôn mồm chửi mắng kinh tế - chính trị gia ngu muội vậy.

Lại tính tới chuyện ông Cảnh sát, cũng là chuyện gắn với cái ảnh status mà tôi có đăng ban sáng. Càng nghĩ càng thấy tức cười! Cái status đó nói không sai: Đúng là bạn sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm nếu phải 1 mình chống lại kẻ địch có dao. Nhưng điều đó chẳng liên quan mẹ gì đến tình huống này cả!

Bạn là Cảnh sát, bạn có vũ trang (dùi cui), bạn được huấn luyện để có thể lực và kỹ thuật phù hợp cho nhiệm vụ bảo vệ công lý, và bạn sợ hãi vì đối phương cầm dao giết một người dân lương thiện khác ngay trước mắt mình.

Ừ thì cũng không chắc là người dân lương thiện, nhưng ít nhất thì họ cũng lương thiện trong tình huống này.

Có người nói, bạn bị đe doạ rằng kẻ thủ ác "sẽ đâm chết cô gái nếu ai đó (là bạn) đến gần" (nguyên văn từ status). Thế thì bạn thản nhiên nhìn hắn đâm chết người khác, sau đó giả vờ quay đi nghe điện thoại (cuộc gọi đó thật quan trọng, và hình như còn đúng lúc nữa).


Bạn bị đe doạ là sẽ làm hại nạn nhân nếu tới gần ư? Thế sau khi nạn nhân bị đâm mấy nhát liền rồi thì bạn làm gì? Bạn sợ nạn nhân chết nếu phản ứng ư? Thế nạn nhân chết rồi thì bạn xử lý thế nào?

À thôi chết rồi thì thôi. Trước đó bạn không làm gì vì bị đe doạ, sau đó thì nạn nhân chết rồi, xử lý gì nữa. Haha

Và thậm chí, bạn được bảo vệ bởi một con đĩ bút nào đó, tin rằng chuyện bạn tham sinh uý tử bỏ nhiệm vụ là hết sức quang minh chính đại.

Lại quay tới chuyện "có khả năng cứu hay không"

  1. Bạn không làm gì, sao biết có thể cứu hay không?
  2. Bạn có dùi cui, thường là dài hơn 10cm so với dao thông thường. Nên xét về ưu thế vũ khí, bạn hoàn toàn có thể áp chế đối phương từ đầu.
  3. Bạn có kỹ năng chiến đấu được huấn luyện nghiêm ngặt chính quy, còn đối phương thì không (trừ phi anh ta là cao thủ từ lục đại môn phái)
  4. Bạn có tư thế thuận lợi, trong khi đối phương đang quỳ và bị vướng chân bởi nạn nhân.
  5. Bạn có đủ thời gian để xử lý trước khi nạn nhân bị đâm lần thứ 3, trừ phi bạn bận gọi điện thoại khoảng vài tiếng.

Và bạn hoàn toàn không làm gì cả.


Tất nhiên bạn có thể không làm. Bạn là một con người đã đủ tuổi công dân, bạn tự quyết định cuộc đời và hành vi của mình, nếu bạn là công dân, thay vì cảnh sát.

Còn người nào bảo: Anh ta là cảnh sát giao thông, nên chỉ phải chịu trách nhiệm về giao thông thôi, những thứ khác thì không.

Nếu nói thế thì bạn đúng rồi đó. Tôi không có gì để nói với bạn. Tôi chỉ là người bình thường, thông minh như bạn, quê tôi toàn phải xích lại.

Từ trước tới nay, tôi thường nghe kể nhiều chuyện về Cảnh sát giao thông. Ví dụ như luôn xuất hiện để dấm dúi phạt bạn 200k ở những nơi mà bạn không ngờ tới, nhưng luôn biến mất mỗi khi có kẹt xe hàng giờ liền, đèn giao thông hỏng, hay cả các vụ tai nạn. Ở đó, Dân phòng và Tự quản người ta lo. Bản thân tôi cũng thấy nhiều cảnh CSGT đứng tán phét nhìn tai nạn giao thông trước mắt (có lẽ vì khác phường, haha), nhưng với chuyện trơ mắt nhìn đồng loại bị giết, lại nằm đúng chức trách của mình, thì thực sự là súc vật hạ đẳng.

Kẻ bảo vệ lũ súc vật tồi tệ này, theo đó cũng là loài hạ đẳng.

Có điều nếu đúng luật mà đuổi hết, thì sẽ ra sao? Ngược lại, nếu giữ lại, thì xã hội cần gì ở họ?
  1.  Để trả nợ công: Khi có tiền, bạn nên đi sai luật 1 chút miễn sao không ảnh hưởng đến người khác. Nếu may mắn, tiền đóng phạt của bạn thậm chí có thể được đưa vào kho bạc nhà nước để giúp đất nước thoát nợ.
  2. Để làm Content Facebook: Chẳng dễ gì mà kiếm được Content triệu view như các vấn đề liên quan đến Cảnh sát và cảnh sát giao thông.
  3. Để dọa con nít: Đừng cho nó xem YouTube của chị Thơ Nguyễn nữa! Lấy CSGT ra doạ nó là nó ăn ngoan ngay.
  4. Để làm công cụ so sánh mỗi khi bạn làm chuyện tốt/xấu: Đến CSGT còn làm được, thế mà...
  5. Để gọi điện thoại: CSGT luôn có các cuộc gọi quan trọng vào đúng lúc họ muốn, bạn phải giúp họ.
  6. Để thờ: Cũng là 1 ý.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét